Trang

20 thg 11, 2011

hành khất


Nói hành khất cho sang, làm ra vẻ ta đây hay chữ, chứ nói chính xác theo quốc ngữ ta là ăn mày. Ăn mày chứ không phải ăn... tao !

Nó hành nghề  " buôn bán ở ven sông ", chung quanh lèo tèo vài cái cửa hàng bèo giạt hoa trôi, vậy mà lúc nào cũng dzui lắm lắm, mới sáng sớm ra là đã râm ran đủ thứ chuyện trời ơi đất hỡi, chuyện chồng con, chuyện bồ bịch, chuyện bà này xộp, con kia keo... đủ thứ hầm bà lằng, nói chung là "tám ... như đám nhà lá!" Hihi...

Có một gã hành khất, cứ tầm 9g sáng là đi ngang cái đám nhà lá đó, ngày nào cũng như ngày nấy, cứ "đến hẹn lại lên", không sai giờ, không nghĩ ngày nào, bất kể mưa nắng, gã hành nghề còn chăm chỉ hơn cả cán bộ, công nhân viên nhà nước!
Gã này dáng người nhỏ thó, râu ria lởm chởm, tóc thì quện lại từng nùi, cặp lông mày đen thui, giáp vào nhau gần như thành một đường thẳng.
Đặc biệt nhất là đôi mắt, nó sâu hóm, mất hút trong cả một màu đen.
Cả người của gã bốc mùi hôi hám.
Hình ảnh của gã, đúng như quảng cáo: Tao là ăn mày đây!

Mọi người nói, gã này hơi tưng.
Tưng đâu không biết, chỉ thấy gã khôn dàn trời, cho một ngàn không chịu, phải nài nỉ sao cho bằng được trên con số đó mới "dzui dẻ" ra đi, còn không thì cứ đứng trù cho tới lúc người ta chịu không nổi với cái lãi nhãi đến lì lợm của gã, phải "thí" cho xong, để mua cho rồi cái sự bình an!
Quên nữa, cả nhóm gọi gã này là người yêu của nường bán vải, vì ngày nào gã cũng được nường này cho hai ngàn, nếu ngày nay không gặp, ngày mai phải bù! Giống như lãnh lương công nhựt dzậy!

Sáng nay chợ ế, cả bọn đang túm tụm tán dóc, thấy gã lù lù dẫn xác tới.
Cả bọn hú hé nường bán vải, người yêu tới, người yêu tới.
Gã nỡ nụ cười cầu tài.
Nường bán vải làm thủ tục hai ngàn.
Tới phiên nó ( gã thù nó nhứt đám, hay chọc gã mà! )
Gã này cạch nó lắm, không bao giờ dám hó hé trù nó, trừ khi nào nó tình nguyện.
Chỉ nhìn cái bản mặt của nó thôi là gã đã ớn rồi, không bao giờ dám ngó!

Đang chán đời, nỗi máu du côn, nó ngoắc gã lại,
Tui nói ông nghe, ông bỏ cái bà bán vải đi, mỗi ngày bả chỉ cho ông có hai ngàn.
Ông qua yêu tui đi, tui tăng giá năm ngàn. 
Nhưng ông phải tắm rửa sạch sẽ, thay cái bộ đồ ớn lạnh của ông đi.
Chớ ông thúi um dzậy sao tui yêu ông cho được.
Chịu hông?

Gã trả lời liền, có năm ngàn thôi hả? tui đi làm một ngày có khi được cả trăm!
Bộ đồ này tui mặc đi làm đó!
Cha mẹ ơi, đi làm!
Gã dùng chữ đi làm!
Cả bọn bép xép rú lên cười như ma nhập.
Còn nó thì... cứng họng!
Chính xác quá chứ lị! 
Gã này chọn cho mình cái nghề ăn mày, chứ không phải ăn mày vì cùng đường!

Cha chả, phải thôi, đi ăn mày phải mặc bộ cánh của ăn mày chứ, hông lẽ tém thùng, mang giầy!
Gã cũng biết trưng bày sản phẩm để chiêu dụ khách hàng đó chứ? 
Nếu mà sạch sẽ, tươm tất đàng hoàng đố mà gợi được lòng thương hại của thiên hạ ! Ngẫm ra người đời cũng tàn nhẫn, nhìn kẻ thấp hèn mới động mối thương tâm, rồi khoác lên đó những danh từ mỹ miều, nào là bác ái, nào là từ tâm !
Chứ thấy ai mà xênh xang áo mão, nhà lầu xe hơi thì thấy hông ưa nỗi, dù lòng cũng ước ao, thèm muốn!
Mà chính nó cũng là kẻ ăn mày giữa cuộc sống này đó thôi?

Nó làm nghề buôn bán, cũng phải quảng cáo với khách hàng, nào là rẻ, đẹp, bền, phải cười tươi như hoa, chào đón niềm nỡ, cái mặt phải tươi hơn hớn dù có lúc trong lòng trăm mối ngổn ngang!
Chứ đóng cái bộ mặt quàu quạu như đưa đám thì ma nào thèm ghé!
Tóm lại là cũng phải trưng bày sản phẩm để chiêu dụ khách hàng!

Nó và gã hành khất kia có gì khác nhau đâu?
Cũng cùng chung mục đích là moi tiền thiên hạ!
Chỉ khác nhau hình thức một chút thôi.
Đằng này thì phô ra sự bần cùng là hôi hám, hèn hạ để trưng bày sản phẩm!
Đằng kia thì sản phẩm là sự chiều chuộng ngọt ngào!
Ôi! Chất liệu nào là đáng trọng, đáng khinh? 
Sự trao đổi tưởng khác nhưng mà không khác?
Khi cái đích đến cũng chỉ là tư lợi!

Mà có khi, với nó, còn muốn ăn mày nhiều thứ hơn gã?
Ăn mày Tình Yêu để có Tình cảm.
Ăn mày Tình Dục để có Cảm xúc.
Ăn mày Đạo Đức để che dấu Tội lỗi...
Quá nhiều cái muốn để ăn mày của cuộc đời chỉ để thỏa mãn cái tôi vốn cũng là ăn mày của Cha mẹ!

Ăn mày hay Ăn ...chính tao ta?

2 nhận xét:

:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

Lên đầu trang
Xuống cuối trang